giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN
giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

Chi tiết

giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

vụ án đã được đưa ra xét xử ngày 26/9/2017, tòa án nhân dân Tp.HCM tuyên phạt bị cáo 7 năm tù tề tội "giết người". tuy nhiên quan điểm chúng tôi về việc truy tố này vẫn chưa được thuyết phục, chưa xem xét hết hoàn cảnh xảy ra tội phạm, nếu bị cáo không chống trả thì nạn nhân trong vụ án này rất có thể là chính bị cáo.

chúng tôi có quan điểm bào chữa duwosi đây để mọi người tham khảo.

TÓM TẮT NỘI DUNG HÀNH VI PHẠM TỘI:

Trịnh Hữu Hivà Nguyễn Hữu P cùng làm chung 1 công ty giày tạii ấp 4, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi.

Khoảng 08 giờ ngày 16/12/2016, trong lúc làm chung khâu ép keo, H nói P làm hư hỏng bong logo trên sản phẩm nên hai bên cự cãi nhau, P có dùng tay đánh vào mặt H một cái thì được mọi người làm chung can ngăn và cả hai tiếp tục làm việc bình thường. Sau đó, H điện thoại gọi cho anh ruột là Trịnh Hữu C kêu C lên công ty chờ tan xưởng chặn đánh P.

Đến khoảng gần 20 giờ, trước khi ra về, P nghe có người nói lại cho biết Hiếu gọi người chặn đường đánh nên Phước lấy một con dao mũi nhọn dài 15cm dùng gọt trái cây để trên bàn làm việc bỏ vào túi áo khoác để phòng thân rồi ra về.

Trịnh Hữu C rủ thêm bạn gồm Trịnh Quang K, Phạm Văn D, Lê Văn H, Nguyễn Danh T mang theo hung khí đứng chờ sẵn ở đầu ngõ vào công ty , cách khoảng 200m. Khi vừa tan ca, H tranh thủ ra trước chạy bộ ra đầu ngõ nơi C đứng, H nói cho C biết P là người đi xe S màu trắng. C bảo H về trước và H được Trịnh Hữu T chở về trước. C cầm sẵn mã tấu trên tay, cùng K. D, H, và T đứng chặn đường để nhìn mặt từng người công nhân đi qua.

Khi P đi xe sau phía sau tốp công nhân ra, một số công nhân bị nhóm C chặn đường thấy C có mã tấu nên dừng lại bên kia đường nhìn sang. P đi đến nơi C đứng, P nhìn thấy C cầm mã tấu nên dừng xe, P vừa xuống xe thì C cầm mã tấu xông đến giơ lên chém, P chỉ kịp phản ứng dùng tay trái giơ lên đỡ chặn tay cầm mã tấu của C, tay phải rút dao trong túi áo khoác đâm một nhát vào ngực Chung rồi quay người bỏ chạy bộ ngược về phía công ty. C, H, K cùng đuổi theo sau, D và T cũng chạy theo phía sau. P chạy xuống mé ruộng cách vị trí dừng xe khoảng 17 mét thì vấp ngã, bị K, H dùng nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào đầu mặt. Khi đó, thấy C bị choáng ngã xuống thì H, K mới dừng đánh và cùng với D, T đỡ C đưa lên xe chở đi cấp cứu tại bệnh viện Củ Chi. Khi đó P mới đứng dậy bỏ chạy thoát về nhà, đến 21 giờ 30 cùng ngày thì đến công an đầu thú.

C chết do vết thương đâm thủng tim

Cáo trạng số 332/CT-VKS-P2 ngày 10/08/2017 của Viện Kiểm Sát ND Tp.HCM truy tố đối với bị cáo Nguyễn Hữu Phước về tội “Giết người” theo khoản 2 điều 93BLHS.

QUAN ĐIỂM BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ

Về tội danh:

Luật sư không đồng ý quan điểm của VKS truy tố đối với bị cáo Nguyễn Hữu P về tội “giết người” theo khoản 2 điều 93 BLHS căn cứ các luận điểm sau:

-        Bộ luật hình sự quy định nhiều trường hợp liên quan đến việc tước đoạt tính mạng người khác: giết người do phòng vệ chính đáng, giết người do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh, giết người, vô ý làm chết người, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người….. tùy theo nguyên nhân, diễn biến, hoàn cảnh, hành vi, ý thức người phạm tội… mà xác định hành vi có phạm tội hay không, phạm tội gì.

-        Trong trường hợp vụ án này: Nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ án là do mâu thuẫn rất nhỏ giữa P và H trong khi làm chung, đã được mọi người can ngăn nhưng H vẫn nuôi ý định đánh trả thù P nên điện thoại cho anh ruột là anh Trịnh Hữu C bảo anh C chặn đường đánh P. C đã rủ thêm nhiều người cùng tham gia chặn đường đánh P, chuẩn bị hung khí nguy hiểm là cây mã tấu tự chế dài 58cm, lưỡi bản rộng 06 cm. theo lời khai một số nhân chứng thì nhóm bạn của C gồm K, D, H, T cũng có người cầm mã tấu tuy nhiên các đói tượng này không thừa nhận, công an không thu giữ được hung khí.

-        Tại hiện trường, anh C cùng K, H, D, T đứng chặn đường để nhìn mặt từng người đi qua. Khi thấy bị cáo P, anh C đã cầm mã tấu xông vào chém bị cáo P theo hướng bổ thẳng từ trên đầu xuống. Khi ấy, bị cáo P vừa kịp dừng, xuống xe, chưa kịp bỏ chạy thì đã bị anh C xông vào chém nên P chỉ kịp dùng tay trái giơ lên đỡ, tay phải rút dao trong túi áo khác ra chống trả đâm lại anh C một nhát rồi bỏ xe chạy bộ. Anh C cùng nhóm bạn tiếp tục đuổi đánh, bị cáo chạy được khoảng 17 mét thì vấp ngã, bị nhóm của C dùng nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào đầu, mặt.

-        Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ. Trên cơ sở đó mà bộ luật hình sự quy định mọi người có quyền phòng vệ trước sự tấn công của người khác xâm phạm tính mạng, sức khỏe của mình, của người khác. Thể hiện ở điều Điều 15 BLHS 1999 (Điều 22 BLHS 2015) về phòng vệ chính đáng: “PVCĐ là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. PVCĐ không phải là tội phạm”.

Bị cáo phạm tội giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Tôi cho rằng bị cáo không phạm tội “giết người”

Xét về chủ quan của tội phạm:

-        Bị cáo không hề có ý định tước đoạt tính mạng nạn nhân từ trước. Bởi lẽ bị cáo mang theo dao là mục đính phòng thân, chưa hề phát sinh ý định sẽ đâm một người nào cụ thể, cũng không phải là biết trước được sẽ gặp ai, ở đâu để tước đoạt tính mạng người nào. Chỉ đơn giản là bị cáo biết được sẽ bị ai đó chặn đường ở một nơi nào đó để xâm hại tính mạng sức khỏe của mình nên mới lo sợ bị xâm hại và lấy theo con dao để phòng thân, mục đích là có vũ khí trên tay chống trả lại sự tấn công của người khác. Và sự lo sợ của bị cáo là có thật, đã diễn ra: bị anh C cùng nhóm bạn chặn đường, bị C dùng hung khí to hơn, dài hơn, nguy hiểm hơn để tấn công trước nhằm xâm hại tính mạng bị cáo.

-        Ý thức của bị cáo lúc này là ý thức của sự phản kháng, chống trả lại sự tấn công của bị hại, có dùng dao đâm cũng là nhằm mục đích chóng trả, ngăn chặn lại sự tấn công của bị hại đang nhằm vào bị cáo, bị cáo hoàn toàn bị động chứ không phải là bị cáo chủ động dùng dao tấn công bị hại trước.

Do vậy, VKS cho rằng bị cáo mang theo dao từ trước là có ý thức giết người từ trước là lập luận có phần khiên cưỡng, đưa ý chí chủ quan của cơ quan / người tiến hành tố tụng áp đặt cho bị cáo. Lập luận này trái với ý thức chủ quan của bị cáo như bị cáo đã trình bày từ khi đầu thú cho đến nay, cũng như trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.

-        Nếu không có hành vi tấn công của bị hại thì hoàn toàn không có hành vi của bị cáo như thực tế đã xảy ra. Ý thức của bị cáo sử dụng dao chỉ có khi phát sinh tình huống anh C xông vào chém. Chính ý thức này dẫn đến hành vi là rút dao đâm lại.

-        Nếu cho rằng có ý thức giết người từ trước thì phải xác định được sẽ giết ai, giết ở đâu, giết như thế nào. Ý thức sẽ điều khiển hành vi ví dụ như chính người bị hại có ý thức muốn xâm hại tính mạng sức khỏe bị cáo nên chuẩn bị dao mã tấu, tìm đến công ty bị cáo, chờ bị cáo ra, khi gặp  bị cáo thì liền cầm mã tấu xông vào tấn công ngay.

Xét về mặt hành vi:

-        Xét tại thời điểm xảy ra vụ án, anh C đang có hành vi cầm dao mã tấu rất nguy hiểm, xông vào chém thẳng từ trên xuống nhằm vào đầu bị cáo nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của chính bị cáo. Việc bị cáo chống trả lại sự tấn công này là cần thiết, việc sử dụng dao đâm lại anh C tương xứng với tính chất hành vi tấn công của người bị hại.

-        Quan điểm của luật sư cho rằng hành vi của bị cáo Nguyễn Hữu P có đủ những yếu tố để xét cho bị cáo vào trường hợp phòng vệ chính đáng mà bộ luật hình sự quy định.

-        Như kết quả khám nghiệm hiện trường, lời khai nhân chứng là một số công nhân làm chung công ty với bị cáo thì hiện trường xảy ra vụ án là đường đất rộng 03 mét, một bên là mương nước rất sâu, một bên là ruộng bỏ hoang. Đường chật và nhóm bị hại lại đứng chặn đường ở nơi góc khuất, trời tối, bị cáo khi bị chặn thì không thể quay đầu xe mà chạy được vì đường hẹp, và khoảng cách gần, bị cáo chỉ vừa kịp dừng, xuống xe là anh C đã áp sát để tấn công. Bị cáo chỉ đâm một nhát rồi vùng bỏ chạy, tức là trong tích tắc bị cáo chỉ kịp chống trả nhằm thoát thân.

-        Nếu cho rằng bị cáo phải bỏ chạy thì tôi cho rằng bỏ chạy cũng chưa hẳn là giải pháp an toàn để thoát khỏi sự tấn công của người khác vì thực tế bị cáo đã bỏ chạy 15 mét, bị truy đuổi kịp và bị tấn công rất nhiều. Nếu như trước đó bị cáo không đâm vào ngực anh C thì rất có thể người bị hại trong vụ án chính là bị cáo chứ không phải là anh C.

-        Nếu VKS và hội đồng xét xử vẫn cho rằng cho rằng việc bị cáo chống trả là quá mức cần thiết thì chỉ được khởi tố, truy tố bị cáo ở tội danh “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” chứ không phạm tội “giết người” như VKS đã truy tố.

-        rõ ràng cơ quan điều tra, VKS đang tước đoạt của bị cáo quyền phòng vệ trước sự tấn công của người khác, điều này là vi hiến, là trái với quy đình của bộ luật hình sự.

Chính vì vậy, tôi đề nghị vị đại diện VKS thừa hành quyền công tố xem xét lại toàn diện vụ án để rút lại quan điểm truy tố đối với bị cáo.

Trong trường hợpVKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, kính đề nghị HĐXX căn cứ điều 15, 96 BLHS tuyên bị cáo phạm tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Không phạm tội “giết người” quy định tại khoản 2 điều 93 BLHS.

VPLS Hà Tuyền

trang web Chính phủ
đoàn luật sư Tp.Hồ Chí Minh
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ tư pháp
cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia
backtop