gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN
gặp người tạm giữ, tạm giam - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ TUYỀN

Chi tiết

gặp người tạm giữ, tạm giam

Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được gặp người thân như thế nào?

Người có hành vi phạm tội bị tạm giữ, tạm giam trước đây hoàn toàn bị cách ly không được gặp mặt thân nhân và luật sư bào chữa trong suốt thời gian điều tra cho đến khi cơ quan điều tra kết thục điều tra vụ án. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì người bị tạm giữ, tạm giam vẫn được quyền gặp mặt thân nhân, luật sư từ giai đoạn bị tạm giữ.

Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

Khoản 1, khoản Điều 22 Luật thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015 quy định: Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều được gặp mặt thân nhân, trong trường hợp vụ án đang được điều tra, để đảm bảo tránh việc thông cung hoặc cản trở việc điều tra, cơ quan thụ lý vụ án có quyền giám sát việc gặp mặt hoặc ngăn chặn chưa cho người bị tạm giữu, tạm giam được gặp thân nhân. Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA ngày 19/9/2017 của Bộ Công Anquy định: khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.

Lứu ý, thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam khi thăm gặp mặt phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy khai sinh; tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

trang web Chính phủ
đoàn luật sư Tp.Hồ Chí Minh
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ tư pháp
cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia
backtop